______________________________________________________
Nguyễn Vạn Bình
Trãi qua nhiều thời đại từ thời
Đế Quốc La Mã, thời Cổ Hy Lạp, sang chế độ quân chủ tại nhiều quốc gia và đến
thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, thì mọi người đều nhận thấy vai trò của người
Luật Sư thật cần thiết và hữu ích trong việc thực hiện nền công lý trong một quốc
gia.
Theo Hiến Pháp của VNCH qui
định: Thẩm Phán Công Tố giữ quyền truy tố và buộc tộ. Luật Sư đảm nhận quyền biện hộ và Thẩm Phán
Xử Án ra phán quyết.
Chúng ta hãy tưởng tượng
trong một vụ kiện về hình sự mà phía bị can không có lời biện hộ của Luật Sư
thì vị Chánh Án dễ bị Biện Lý ảnh hưởng mà đưa ra phán quyết sai lầm và bất
công. Luât Sư muốn làm tròn nhiệm vụ phụ tá công
lý, ngoài việc tuân thủ những luật lệ của quốc gia còn phải có những đức tính cần
thiết để được mọi người quí mến và kính phục.
 |
Các Luật Sư tại tòa Thượng Thẩm Sài Gòn |
|
|
|
|
Tại miền Nam VN dưới thời
VNCH, khi gia nhập vào Luật Sư Đoàn, Luật Sư phải tuyên hứa trước vị Chánh Nhất tại Toà Thượng Thẩm
Sàigòn hay Huế tùy
theo nơi Luật Sư Đoàn mình chọn gia nhập như sau:
“Tôi thề với tư cách Luật Sư không nói,
hay công bố điều gì trái vơi luật pháp, thể lệ, thuần phong mỹ tục, an toàn quốc
gia và an ninh công cộng. Không bao giờ xử sự thiếu tôn kính đối với tòa án và
nhà cầm quyền “
Bởi thế, Luật Sư muốn hành
nghề một cách xứng đáng, được mọi người, mọi giới quí trọng, ngoài việc hiểu biết
các luật lệ, còn phải thấu hiểu các qui tắc, truyền thống tập quán của nghề luật
sư và phải có lương tâm nghề nghiệp.
Những đức tính căn bản đòi hỏi
nơi Luật Sư gồm có:
1- SỰ ĐỘC LẬP:
Luật Sư phải giữ được sư độc
lập, không bị lệ thuộc vào chính quyền hay bị toà
án chỉ huy và không hành động vì quyền lợi cá nhân.
 |
Ls Quách Thị Nho & Ls Ngô Văn Tiệp |
|
|
Đối với các Thẩm Phán, Luật
Sư tuy giữ thái độ nhã nhặn và lễ độ nhưng không có những hành vi luồn cúi, năn
nỉ để xin xỏ .
Đối với chính quyền, vì cần nói lên sự thật bênh vực cho thân chủ, nên không bao giờ chấp nhận mọi chỉ thị của
nhà cầm quyền và cũng không bao giờ vì sợ nhà cầm quyền mà không dám nói.
Luật pháp cũng qui định Luật
Sư được quyền bất khả xâm phạm khi khẩu biện cho thân chủ trước tòa hay trình
biện minh trạng, ngoại trừ trường hợp mạ lỵ thẩm phán, xúc phạm công quyền hay
xúi giục việc phi pháp.
Đối với các thân chủ, Luật Sư không bị lệ thuộc vào những quyền lợi
bất chánh do thân chủ đưa ra. Để giữ được
sự độc lập nầy, Luật Sư Đoàn của VNCH cấm mọi giao ước giữa luật sư và thân chủ
chia theo tỷ lệ quyền lợi thâu được sau khi thắng kiện. Ngoài ra, Luật Sư Đoàn cũng cấm không được
kiêm nhiệm nghề luật sư với bất cứ một nghề nào khác có thể làm phương hại đến
sự độc lập và phẩm cách của luật sư như
giám đốc hay quản trị viên các công ty thương mãi, giám đốc những tờ báo có tánh cách thương mãi, làm những việc
làm có nhận tiền thuê mướn hoặc kế toán viên, ngoại trừ là giáo sư tại các trường đại học hoặc
dân biểu hay nghị sĩ.
2- SỰ NGAY THẬT:
Chủ đích của nghề Luật Sư
không phải chỉ giúp cho thân chủ thắng kiện mà chính là phải phụng sự cho công
lý, giúp toà án thấy rõ sự thật và áp dụng ngay thẳng luật lệ.
Đối với thân chủ, Luật Sư phải
thẳng thắn trình bày nói lên sự thật , để cho vụ kiện có thể thắng hay thua. Luật
Sư không thể vì ham tiền hứa hẹn với thân chủ mà nhận lãnh những vụ kiện không
thể thắng được .
Luật sư không được giao thiệp
với một đối phương có luật sư thay mặt, nếu đối phương đến tìm, luật sư phải từ
chối không tiếp.
Đối với Toà án, Luật Sư phải tuyệt đối tôn trọng sự thật
trong việc trình bày sự kiện trước Toà án. Luật
sư không được đưa ra những lập luận gian dối, không được dùng những phương thức
gian trá để lường gạt toà án, lường gạt đồng nghiệp.
3- BẤT VỤ LỢI :
Luật Sư không chủ đích hành
nghề để làm giàu mà cần theo đuổi một mục đích là phụng sự cho công lý, bênh vực
những kẻ bị đàn áp hay cô thế .
Luật Sư không được có quyền
lợi riêng tư trong vụ kiện. Vì
có quyền lợi, Luật Sư sẽ bị mù quáng và không còn biện hộ cho lẽ phải và công
lý. Người Luật Sư hành nghề với tinh thần bất vụ lợi không đòi hỏi thân chủ phải
trả những thù lao quá đáng với công việc làm của mình. Đối với thân chủ nghèo, Luật sư phải biện hộ
miễn phí. Đối với thân chủ giàu, mặc dầu chịu
trả thù lao to tát, nhưng nếu thân chủ không xứng đáng và vụ kiện không chính
đáng, Luật Sư phải biết từ khước mà không nhận biện hộ.
Trong phạm vi nghề nghiệp,
Luật sư không được đến thăm thân chủ tại nhà, nếu
không có lý do hệ trọng.
Luật sư không được quyền
đăng quảng cáo văn phòng Luật Sư hay kể những thành tích nghề nghiệp của mình
trên các cơ quan truyền thông.
Tại mỗi văn phòng của Luật
Sư chỉ được treo bảng tên đúng kích thước và trình bầy thống nhất theo qui định
của Luật Sư Đoàn.
 |
Bảng tên đúng kích thước | | | | | | | | | | |
|
|
4- TRÁCH NHIỆM:
Luật sư khi nhận biện hộ cho
thân chủ phải chu toàn trách nhiệm của mình, không thể làm mất đi sự tin cậy của
thân chủ.
Các Luật Sư dù Tập Sự hay Thực
Thụ không được từ chối biện hộ cho các
thân chủ mỗi khi có sự chỉ định từ Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn hay Chánh án của Toà Đại
Hình nếu không có lý do chính đáng .
Luật Sư Thực Thụ vắng mặt
nơi văn phòng quá ba tháng phải báo tin cho Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn và cho biết
những biện pháp đã dự định để bảo vệ quyền lợi thân chủ trong thời gian vắng mặt
5- BÍ MẬT NGHỀ NGHIỆP:
Vì phải giữ sự bí mật, Luật
Sư mỗi khi được các thân chủ cho biết những điều bí mật nhân lúc hành nghề thì
không được tiết lộ những điều ấy cho ai biết. Trong các sự kiện hay giấy tờ bí
mật mà thân chủ giao cho, Luật Sư phải lựa chọn
chỉ công bố những gì cần tiết lộ với tất
cả trách nhiệm của mình và vì sự lợi ích cho việc biện hộ cho thân chủ.
6- TÌNH ĐỒNG NGHIỆP:
 |
Các Luật Sư trong phiên tòa tại Sài Gòn |
|
|
|
Vì tình đồng nghiệp, các Luật
Sư phải cố tránh những đụng chạm gay gắt có thể làm mất phẩm cách của nghề Luật
Sư.
Các Luật Sư cần có sự giúp đở,
chỉ bảo nhau trong phạm vi nghề nghiệp. Giữa các Luật Sư cần có sự đoàn kết để
có sức mạnh của tập thể nhằm đạt được mục đích chung là phụng sự cho công lý.
Khi phải cải với đồng nghiệp
trong phiên toà thì vẫn phải giữ tình đồng nghiệp, tránh sự thù hiềm lẫn nhau.
Các Luật Sư đàn em phải kính
nể bậc đàn anh. Trái lại các Luật Sư đàn anh cũng phải nhã nhặn và độ lượng đới
với các Luật sư trẻ. Giữa các Luật sư
không được nói xấu nhau. Để giữ hòa khí giữa các Luật Sư, Luật Sư Đoàn cấm các
luật sư giành giựt thân chủ của nhau.
7- HỢP TÁC VỚI CÁC THẨM PHÁN:
 |
Các Thẩm Phán và Luật Sư tải Tòa Án Đà Lạt |
Luôn giữ mối giao hảo tốt đẹp
với giới Thẩm Phán và sẳn sàng giúp các thẩm phán bằng cách đưa ra những sự kiện,
những tài liệu sự thật hầu tránh những bản án bất công.
Tóm lại, dưới chế độ của VNCH
trước ngày 30-4-1975, luật pháp đã qui định rõ ràng các vai trò như sau: Công Tố
Viện nắm quyền truy tố, buộc tội. Dự Thẩm lo phần điều tra. Luật sư đảm nhận biện hộ. Thấm Phán Xử Án là
trọng tài và ra phán quyết. Chính sự phân công nầy tránh đi nhiều phán
quyết bất công và lạm quyền. Và cũng vì nhờ vào chế độ dân chủ tự do, dưới thời
VNCH đã tạo điều kiện thuận tiện cho khoảng một ngàn luật sư bao
gồm cả Luật Sư Thực Thụ và Luật Sư Tập Sư đã hành nghể một cách xứng đáng, đóng
góp hữu hiệu trong việc thực hiện nền công lý tại miền Nam VN và đem lại vinh dự
cho nghề luật sư vậy./.
NGUYỄN
VẠN BÌNH