Sau khi xem đơn tố cáo
hay biên bản điều tra của cảnh sát, Biện Lý có thể đình chỉ sự việc nếu nhận
thấy không liên quan đến hình sự hay việc làm không đáng cứu xét hoặc Biện Lý sẽ chuyển hồ sơ sang Tòa Vi Cảnh nếu
là một tội vi cảnh sang Tòa Án Quân Sự nếu sự việc thuộc thẩm quyền của Tòa
án nầy.
* Nếu xét thấy là một tội phạm
tiểu hình, Biện Lý có thể đưa nghi can ra trước Tòa Tiểu Hình theo thủ tục phạm
pháp quả tang hay thủ tục trực tố nếu đã có đủ bằng chứng và nếu luật pháp
không buộc phải qua thủ tục thẩm cứu.
*Nếu việc phạm pháp tiểu hình còn mờ
ám, phức tạp cần sự điều tra cho đầy đủ hoặc sự thẩm vấn đòi hỏi bắt buộc, Biện
Lý sẽ ra Khởi Lệnh Trạng để đưa sự việc qua Dự Thẩm thẩm cứu.
*Nếu là một tội phạm đại hình, sự thẩm vấn bắt buộc phải có.
Biện Lý phải gởi hồ sơ sang Dự Thẩm để yêu cầu thẩm cứu.
 |
Phó Chưởng Lý Nguyễn Mạnh Nhu vai Công Tố Viện |
|
Khi sự thẩm cứu xong và khi Dự Thẩm làm Án Lệnh chuyển giao
hồ sơ lại cho Biện Lý, thì Biện Lý trong thời hạn 3 ngày phải xét lại hồ sơ và
định lời kết luận.. Sau khi xem hồ sơ thẩm cứu của Dự Thẩm, Biện Lý sẽ ra
Tờ Lệnh Trạng có thể quyết định thôi không truy tố hay tiếp tục truy tố nghi
can ra tòa .
Trong các vụ phạm pháp
quả tang khi người can phạm có thể bị khép vào các hình phạt về thân thể hay
gia nhục, Biện Lý sẽ thân hành đến ngay hiện trường để lập biên bản chứng nhận các yếu tố của tội
phạm hiện trạng nơi phạm pháp cùng thu thập lời khai của các nhân chứng. Biện
Lý sẽ báo cho Dự Thẩm biết việc thân hành điều tra của mình, tuy nhiên không bắt
buộc phải đợi Dự Thẩm tới rồi mới làm việc.
Trong trường hợp phạm pháp quả tang, nếu Dự Thẩm có
mặt nơi xảy ra vụ phạm pháp, Biện Lý cùng các hình cảnh đương nhiên chấm dứt
nhiệm vụ để giao trách vụ điều tra lại cho Dự Thẩm.
II- VỀ DÂN SỰ:
Biện Lý đứng chính tố hoặc đứng phụ tố.
Biện Lý đứng chính tố khi thay mặt cho con cháu để kiện ông,
bà, cha, mẹ nếu không có trưởng tộc hay trưởng tộc từ chối hay vắng mặt. Đứng
địa vị chính tố , Biện Lý phải làm mọi thủ tục như một đương sự và có thể sử
dụng các phương pháp kháng tố, kháng án.
Biện Lý đứng phụ tố trong tất cả vụ dân sự khác.
Về các việc dân sự, Biện Lý bao giờ cũng có thể đòi xem bút
lục việc kiện.
Biện Lý hay Phó Biện Lý phải có mặt ở tất cả các phiên
tòa dân sự hay hình sự, đứng lên kết luận và chứng kiến khi Chánh Án tuyên án.
III-
VỀ HÀNH CHÁNH:
Biện Lý kiểm soát công việc của phòng lục sự Tòa Án Sơ Thẩm hay Tòa Án
Hòa Giải trong quản hạt.
Biện Lý cũng có trách nhiệm kiểm soát tất cả các công chứng và công lại
cùng coi sóc cho họ làm tròn chức vụ chuyên nghiệp một cách đứng đắn.
Nếu họ phạm lỗi trong lúc làm
phận sự, Biện Lý sẽ truy tố họ về phương diện kỷ luật. Biện Lý phải kiểm soát
chặt chẻ đến việc tồn trữ và cấp phát các Phiếu Tư Pháp Lý Lịch.
Biện Lý có trách nhiệm thi hành các hình phạt do tòa tuyên xử về các vụ
tiểu hình.
Biện Lý coi sóc và thăm nom các nhà giữ người điên, các lao thất và làm
tờ trình lên Chưởng Lý.
Tóm lại, Biện Lý thay mặt chính
phủ đảm nhận việc truy tố các nghi can. Tuy nhiên, Biện Lý không có quyền định
đoạt hậu quả của sự truy tố. Nói cách khác, người bị truy tố tuy phải đưa ra
tòa, không tất nhiên bị tòa xử phạt. Trong tổ chức của nền Tư Pháp dưới chế độ
VNCH để duy trì nền công lý, tránh việc
xử phạt oan ức cho các mọi người dân. Thế nên luật pháp của VNCH đã qui
định mọi công dân đều được bình đẵng trước pháp luật. Mọi nghi can đều được xem
là vô tội trước khi nhận phán quyết xét xử của tòa án.
Chế độ VNCH đã qui định trách nhiệm rõ rệt cho từng vai trò của các Biện
Lý, Dự Thẩm , Chánh Án và Luật Sư .
Biện Lý giữ vai trò truy tố, Dự Thẩm lo việc thẩm cứu, Luật sư đại diện
cho thân chủ để bào chữa và sau cùng giúp cho Chánh Án ra một phán xét công
minh, tránh việc tuyên án oan ức cho mọi người dân../.
Nguyễn Vạn Bình