Dưới thời VNCH trước đây, có lẻ nhiều sinh viên Luật chưa hành nghề luật sư hay thẩm phán thắc mắc Dự Thẩm đóng vai trò gì trong nền tư pháp của miền Nam VN.?
Dự Thẩm là một nhân sự thuộc ngành thẩm phán xử án đặt dưới sự quản trị của Tối Cao Pháp Viện. Ngược lại các thẩm phán thuộc ngành công tố như Chưởng Lý, Phó Chưởng Lý, Biện Lý, Phó Biện Lý, Tùy Viên Công Tố thì thuộc quyền quản trị của Bộ Tư Pháp.
Dự Thẩm được bổ nhiệm làm việc tại các Tòa Sơ Thẩm là tòa án cấp tỉnh đặt tại các tỉnh lỵ, thị xã hay đô thành.
Tổ chức tư pháp của miền Nam VN qui định : Về mặt hình sự, tại mỗi tòa sơ thẩm có Chánh Án, Biện Lý và Dự Thẩm. Nhiệm vụ của Chánh án là xét xử. Nhưng Chánh án chỉ có thể xét xử khi nội vụ được đăng đường tức được đưa ra trước phiên tòa. Biện Lý đảm nhận quyền truy tố. Tuy nhiên, Biện Lý lại không có quyền định đoạt hậu quả của sự truy tố. Nói cách khác, người bị truy tố tuy phải đưa ra tòa, không tất nhiên sẽ bị tòa xử phạt. Nhiệm vụ của Dự Thẩm là thẩm cứu các việc hình đã được Biện Lý giao cho để thu thập tài liệu và chứng cớ. Bên cạnh đấy, bất cứ một người nào tự cho là bị thiệt hại về một tội phạm đại hình hay tiểu hình cũng có thể đứng khiếu tố với tư cách dân sự nguyên cáo tại phòng Dự Thẩm, nơi xảy ra tội đại hình hay tiểu hình ấy, hay nơi ngụ..
Như chúng ta biết Dự
có nghĩa là dự bị, sửa sọan và Thẩm có nghĩa là xét đoán. Vì thế, trách nhiệm
của Dự Thẩm là chuyên về việc thẩm cứu giúp cho chánh án đưa ra một phán quyết
công minh.
Dự Thẩm chỉ thụ lý các
vụ kiện do Biện Lý yêu cầu bằng Khởi Lệnh Trạng hay do đơn khiếu tố của người
bị thiệt hại đứng dân sự nguyên cáo. Những đơn khiếu tố của người bị thiệt hại
phải chuyển cho Biện Lý để lập Khởi Lệnh Trạng .
Khi nhận được Khởi
Lệnh Trạng, Dự Thẩm sẽ mở cuộc điều tra, hỏi nhân chứng, truy cứu bị can khám
nhà của bị can và tòng phạm, tịch thu các tang vật v.v. để tìm ra các bằng
chứng của sự phạm pháp.
Dự Thẩm có thể tuyên
Án Lệnh Từ Thẩm nếu quyền công tố đã bị tiệu diệt, được đại xá, vô thẩm quyền
hay nếu các sự kiện không có tánh cách hình sự .
Nếu Khởi Lệnh Trạng
buộc tội kẻ vô danh, Dự Thẩm có quyền tìm kiếm và truy cứu những nghi can hay
tòng phạm về hình sự. Nếu Khởi Lệnh Trạng ghi rõ tên một bị can, Dự Thẩm ngoài người nầy có quyền truy cứu
và buộc tội các thủ phạm và tòng phạm liên quan đến sự phạm pháp đang thụ lý.
Tuy nhiên, Dự Thẩm có
thể tự thụ lý trực tiếp một việc phạm pháp quả tang. Trong trường hợp nầy, khi
Dự Thẩm đã báo cho Biện Lý là mình thân hành đến chỗ xảy ra sự phạm pháp và nếu
Dự Thẩm đến trước tiên thì Dự Thẩm có
thể bắt đầu mở cuộc điều tra ngay không cần phải đợi Biện Lý yêu cầu.
Để hành sử nhiệm vụ, Dự Thẩm được quyền điều động các sĩ
quan cảnh sát tư pháp hay hình cảnh lại.Trong trường hợp phạm pháp quả tang, nếu Dự Thẩm có mặt nơi xảy ra
vụ phạm pháp, Biện Lý cùng các hình cảnh lại đương nhiên chấm dứt nhiệm vụ và
kể từ lúc đó Dự
Thẩm tự đảm nhiệm cuộc điều tra. Dự Thẩm cũng có thể ra lệnh cho các hình cảnh
lại tiếp tục cuộc điều tra.
Các nhân chứng đã khai
trước hình cảnh lại có quyền phản cung trước Dự Thẩm mà không sợ phạm tội làm
chứng gian.
Trước mặt Dự Thẩm, các
nhân chứng không chịu cung khai có thể bị phạt vạ từ 601$ đến 2000$ (điều 103
HSTT) và người nào công khai tuyên bố biết rõ thủ phạm một trọng tội hay khinh tội mà từ chối
không trả lời các câu hỏi của Dự Thẩm về điểm ấy sẽ bị giam từ 11 ngày đến 1
năm và bị phạt vạ từ 601$ đến 5000 $ (điều 104 HSTT).
Riêng đối với các nhân
chứng hoặc bị can bất tuân lệnh gọi của Dự Thẩm trong những vụ phạm pháp quả
tang hay không sẽ bị biện pháp cưỡng bách theo luật định .
![]() | ||||
Các Thẩm Phán - Luật Sư và Nhân Viên của Toà Sơ Thẩm Đà Lạt |
Luật cho phép Dự Thẩm
dùng mọi hành vi thẩm vấn nào xét ra có ích cho việc tìm ra sự thật. Trong khi
thi hành nhiệm vụ, Dự Thẩm có quyền khám xét tư gia, mặc dầu đó là nơi bất khả
xâm phạm. Dự Thẩm sai áp tang chứng bất kể quyền sở hữu, tịch thu thư tín bất kể bí
mật liên lạc bưu chính và ban hành lệnh
dẫn giải, tống giám hay bắt giam bất chấp nguyên tắc tự do cá nhân.
Trong giai đoạn thẩm
cứu, bị
can phải đợi Dự Thẩm hỏi cung lần đầu xong, mới được phép tự do liên lạc với
luật sư (điều 109 HSTT).
Bất cứ một người nào
tự cho là bị thiệt hại về một tội phạm đại hình hay tiểu hình, có
thể đứng khiếu tố với tư cách dân sự nguyên cáo tại phòng Dự Thẩm, nơi xảy ra
tội đại hình hay tiểu hình ấy, hay nơi người phạm pháp ở hay nơi có thể tìm
thấy người phạm pháp.
Đơn Khiếu Tố đệ cho Dự
Thẩm sẽ được Dự Thẩm chuyển đến Biện Lý để vị nầy định liệu truy tố hay ngưng
truy tố. Nếu xét thấy cần truy tố và nếu xét việc đó là tội phạm đại hình, Biện
Lý sẽ chuyển giao hồ sờ ấy cho Dự Thẩm kèm với Khởi Lệnh Trạng để yêu cầu được
thẩm cứu. Nếu xét thấy
sự phạm pháp thuộc về tiểu hình, Biện Lý hoặc có thể đưa thẳng việc đó ra tòa
xét xử theo thủ tục truy tố trực tiếp hay thủ tục phạm pháp quả tang hoặc nếu
xét ra việc rắc rối hay mờ ám sẽ yêu cầu Dự Thẩm mở cuộc thẩm cứu hợp lệ.
Sau khi Dự Thầm thẩm
cứu xong, Dự Thẩm sẽ làm án lệnh chuyển giao lại hồ sơ cho Biện Lý, thời trong
thời hạn 3 ngày Biện Lý phải xét lại hồ sơ và định lời kết luận .
Sau khi xem hồ sơ của
Dự Thẩm chuyển sang, Biện Lý qua Tờ Lệnh Trạng có thể quyết định thôi không
truy tố hay tiếp tục truy tố. Về việc đại hình hay tiểu hình, Dự Thẩm có thể hạ
Trát Đòi sau khi lấy khẩu cung người can cứu sẽ đổi Trát Đòi thành Trát Tạm
Giam nếu cần sau khi hỏi ý kiến của Biện Lý .
Dự Thẩm có thể hạ Trát
Dẫn Giải để đòi các nhân chứng đã từ chối không chịu đến cung khai hay đã có
lệnh đòi. Dự Thẩm có thể tùy trường hợp phạt tù hay phạt tiền những nhân chứng
ương ngạnh đó. Trong việc thẩm cứu, nếu Dự Thẩm xét việc đó không phải là một
tội đại hình hay tiểu hình và người can cứu cũng không bị truy tố về một khoản
gì khác nữa, Dự Thẩm sẽ tuyên bố trong một Án Lệnh Miễn Tố không phải truy tố
gì nữa và nếu đương sự đang bị tạm giam
sẽ được tha ngay.
Nếu xét thầy
có đủ chúng cớ là kẻ can cứu đã phạm pháp, Dự Thẩm sẽ giải bị can sang tòa án
có thẩm quyền xét xử.
Dự Thẩm phải
theo nguyên tắc nào trong công việc thẩm cứu sự phạm pháp để bảo đảm được sư
độc lập, vì quyền lợi của luật pháp và quyền lợi cho các bị can. Đó là nguyên
tắc, Dự Thẩm chỉ thụ lý những dữ kiện của sự phạm pháp chứ không thụ lý về cá
nhân người phạm pháp. Chính vì thế, Dự
Thẩm không bị bắt buộc chỉ mở thẩm cứu chống những bị cáo mà Biện Lý đã nêu rõ danh tánh. Nếu Dự
Thẩm nhận thấy rằng ngòai các bị cáo trên , còn một số người nữa cũng liên can,
thì Dự Thẩm có quyền mở cuộc thẩm cứu truy tố luôn những người nầy và nếu cần
ra lệnh tống giam họ mà không cần phải đợi Biện Lý ra Luận Trạng Khởi Tố thêm rồi
mới mở cuộc thẩm cứu tiếp. Quyền hành của đã nêu rõ danh tánh. Nếu Dự
Thẩm nhận thấy rằng ngoài các bị cáo trên, còn một số người nữa cũng liên can, thì Dự Thẩm có
quyền mở cuộc thẩm cứu truy tố luôn những người nầy và nếu cần ra lệnh tống
giam họ mà không cần phải đợi Biện Lý ra Luận Trạng Khởi Tố thêm rồi mới mở
cuộc thẩm cứu tiếp. Quyền hành của Dự Thẩm chỉ hạn định trong phạm vi dữ kiện được nêu ra trong Khởi Tố
Trạng của Biện Lý mà thôi tức là chỉ thẩm cứu những tội danh do Biện Lý chỉ
định. Ví dụ,
khi thẩm cứu về tội danh Sang Đọat, Dự Thẩm còn tìm thấy bị can còn can thêm
các tôi danh khác, Dự Thẩm không thể đương nhiên thụ lý luôn những vi phạm nầy mà phải thông tri cho
Biện Lý để tùy nghi định đọat.
Dự Thẩm có
nghĩa vụ phải thụ lý những việc do Biện Lý yêu cầu bằng Khởi Tố Trạng hoặc
đượng sự xin truy tố tại phòng Dự Thẩm bằng cách đứng Dân Sự Nguyên Cáo. Sự từ khước thẩm cứu mà không
có án lệnh viện dẫn lý do chính đáng có thể bị khiếu nại bằng tố quyền khiếu
nại do dân sự nguyên cáo hay chính bị cáo phát động.
Dự Thẩm chỉ có thể
bann hành những trát trong trường hợp phạm tội đại hình hay tiểu hình mà thôi
vì tội vi cảnh không quan trọng.
Những trát của Dự Thẩm được chia
làm hai lọai:
* Lọai thứ nhất nhằm buộc bị can phải đến phòng Dự Thẩm để điều tra. Đó là Trát Đòi và Trát Dẫn Giải.
*Loại thứ hai là Trát Tống Giam và Trát Bắt Giam nhằm giao bị can cho người quản đốc khám đường trông giữ.
* Lọai thứ nhất nhằm buộc bị can phải đến phòng Dự Thẩm để điều tra. Đó là Trát Đòi và Trát Dẫn Giải.
*Loại thứ hai là Trát Tống Giam và Trát Bắt Giam nhằm giao bị can cho người quản đốc khám đường trông giữ.
Dự Thẩm phải có nghĩa
vụ giữ kín bí mật nghề nghiệp, không có quyền tiết lộ cho báo chí biết những
tình tiết của cuộc thẩm cứu. Nếu vị phạm, Dự Thẩm sẽ bị trừng phạt về mặt hành
chánh, kỷ luật.
Tài
Liệu Tham Khảo:
1-
Tổ chức Tư Pháp của
VNCH xuất bản năm 1962
2-
Những
Bảo Đảm của Nghi Can – Ts Trần An Bài
3-
Nhiệm
vụ của Dự Thẩm của Thẩm Phán Ngô Phượng Tường và Nguyễn Hữu Dương