Trang Blog Luật Khoa San Jose được thành lập nhằm quy tụ các cựu sinh viên LK Sài Gòn - Huế - Cần Thơ niên khóa 1955 -1975 lại với nhau, để ôn lại những kỷ niệm xưa với Thầy, với Cô, với bạn dưới mái trường Luật thân yêu.
Trang Blog hân hoan chào đón từng bạn đồng môn. Chúng tôi mong và tin Luật Khoa San Jose Blog sẽ luôn là nơi bạn muốn tới thăm mỗi ngày.
Welcome to LuatKhoaSanJose Blog
Liên lạc, gởi bài tham gia, góp ý... xin Email đến: hoingoluatkhoa@yahoo.com
Xin trân trọng giới thiệu: " Hồn Việt Quốc Kỳ, Quốc Ca Việt Nam"
Nam Van Tran:Thật vô cùng xúc động khi thấy lá cờ vàng vẫn còn tung bay ở khắp mọi
nơi trên thế giới.Hy vọng một ngày không xa cộng đồng người Việt tị nạn
sẽ mang về lai với quê hương. Đây là lá cờ chính nghia, biểu tượng của
TỰ DO- DÂN CHỦ
Nguyen Tam Khanh:Xin thành kính tri ân tất cả những ân nhân đã, đang, và
sẽ mãi mãi giúp dân tộc VNCH gìn giữ được linh hồn của lá cờ vàng ba sọc
đỏ cho các thế hệ con cháu đời sau.
Một video thật đầy ý nghĩa và vô giá. We love you all, forever.
Một thời, một nơi chốn nào đó,
trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số
thành ngữ, một câu hát nhại theo câu hát chính phẩm, hầu hết là để châm biếm,
tạo nên nụ cười, hay có khi là để răn đe, tìm sự hoàn thiện trong cuộc sống,
chúng chỉ sống một thời rồi tự biến mất, nhường chỗ cho đoạn đời "tiếng
lóng" khác đến thay thế. Do đó, việc ghi chúng lại để đọc vui chơi hay
phục vụ nghiên cứu văn học dân gian, chỉ có giá trị, khi ghi rõ định vị địa lý
và thời gian.
Tỷ như Sài Gòn vào thập niên 60, thịnh hành tiếng
lóng "sức mấy" để thay nói
bất lực hay chuyện không thể. Phổ biến đến nỗi, một nhạc sĩ đã chọn làm đề tài
cho một bài hát đường phố "Sức mấy mà buồn, buồn chi bỏ
đi Tám".
Những câu chuyện thuộc loại tiếng lóng đó xuất hiện vào thời buổi Sài Gòn
thời chiến, quê hương chiến tranh buồn phiền; "sức mấy" đã trở thành bút
hiệu của một chuyên mục phiếm luận trên báo, sau đó một kỹ thuật gia sản xuất
còi ôtô đã chế ra một điệu còi ôtô, bấm còi là kêu vang trên phố một dòng nhạc
còi auto 9 nốt "tính tính tè tè, tè ti tè ti té", làm cho đường phố
càng náo loạn hơn.
Trước đó cũng từ bài ca Diễm xưa của Trịnh Công Sơn
mà sinh ra tiếng lóng "xưa rồi Diễm ơi", mỗi khi có ai lặp lại một đòi hỏi nào đó,mà người nghe không muốn
nghe thêm nữa.
Thời các vũ trường mới du nhập Sài Gòn như Mỹ Phụng, Baccara, Tháp Ngà, thì dân
chơi gọi Tài-pán tức người điều phối nhóm vũ nữ, bằng tiếng bóng "Cai
gà", gọi cảnh sát là "mã tà", vì police (cảnh sát) hay mang cái
dùi cui, tiếng Tây là matraque, đọc trại thành "mã tà". Cũng từ thời
thuộc địa, tiếng Tây chế ra tiếng lóng âm Việt rất nhiều như:
"gác-dang" tức thuê người làm bảo vệ; tiếng Pháp gardien đọc trại ra
thành gác-dang. Cũng như nói "de cái đít" tức lùi xe arriere; tiền cho thêm người phục vụ tiếng Pháp:
pour-bois âm bồi gọi "tiền boa", sau này chế ra là "tiền
bo".
Cũng thời Pháp thuộc, Sài Gòn có nhiều cách nói mà đến nay không ai biết nguyên
do. Tỷ như gọi sở bưu điện là nhà dây thép, mua tem dán bao thư gọi là
"con cò", còn nếu gọi "ông cò" là chỉ cảnh sát trưởng mấy quận ở thành phố, gọi "thầy
cò" tức là các ông chữa morasse các tòa báo do
chữ correcteur, nhưng nói "cò mồi" là tay môi giới chạy việc, "ăn
tiền cò" thì cũng giống như "tiền
bo", nhưng chữ này chỉ dùng cho dịch vụ môi giới.
Thời kinh tế phát triển, đi xe auto gọi là đi "xế
hộp", đi xe ngựa gọi là đi "auto hí", đến thời
xe máy nổ ầm ào, đi xe đạp gọi là "xe điếc", đi nghỉ mát Vũng Tàu gọi
là "đi cấp", đi khiêu vũ gọi là "đi bum", đi tán tỉnh chị em gọi là đi "chim gái", đi ngắm chị em trên
phố gọi là
"đi nghễ", gọi chỉ vàng
là "khoẻn", gọi quần là "quởn", gọi bộ quần áo mới là
"đồ día-vía". Ði chơi bài tứ sắc các bà gọi là "đi
xòe",đi đánh chắn gọi là "múa quạt", đi chơi
bài mạt chược các ông gọi là "đi thoa", đi uống bia gọi "đi nhậu", đi hớt tóc gọi đi "húi cua". Có một cụm tiếng lóng từ Huế khoảng 1920 - 1950 du nhập Sài Gòn,
đó là "đi đầu dầu", tức các chàng trai ăn diện "đi nghễ"
với đầu trần không mũ nón, để cái mái tóc chải dầu brillantine láng cóng, dù
nắng chảy mỡ. Tuyệt vời gọi là " hết sẩy", quê mùa chậm chạp gọi là "âm lịch", hách dịch tự cao gọi là
"chảnh". Tiền bạc gọi là "địa". Có thời trong giới bụi đời thường kháo câu "khứa lão đa
địa" có nghĩa ông khách già đó lắm tiền, không giữ lời hứa gọi là
"xù", "xù tình", tức cặp bồ rồi tự bỏ ngang. Làm tiền ai
gọi là "bắt địa", ăn cắp là
"chôm chỉa", tương tự như "nhám
tay" hay "cầm nhầm" những thứ không phải của mình. Ghé qua làng sân khấu cải lương hát bội, người Sài Gòn gọi là làng "hia mão",
có một số tiếng lóng người ngoài làng có khi nghe không hiểu. Tỷ như gọi
"kép chầu", có nghĩa là đào kép đó tuy cũng tài sắc nhưng vì một lý
do nào đó không được phân vai diễn gánh hát, đêm đêm họ cũng xách vali trang
phục phấn son đến ngồi café cóc trước rạp hay túc trực bên cánh gà, để đợi, ngộ
nhỡ có đào kép chính nào trục trặc không đến rạp được, thì kép chầu thay thế vào
ngay. "Kép chầu" phải thuần thục rất nhiều tuồng để đau đâu chữa đó. Ðào chính chuyên đóng vai sầu thảm gọi là "đào thương", kép chính chuyên đóng vai hung tàn gọi là "kép độc".
Có
một cụm tiếng lóng xuất phát từ hai nơi, một là cải lương rạp hát, hai là quanh
các tòa soạn báo chí, đó là "café à la... ghi" tức uống café thiếu
ghi sổ...Vào làng báo mà tiếng lóng người Sài Gòn xưa gọi "nhật
trình". Nếu thiếu tin lấy một tin cũ nhưng chưa đăng báo để
đăng lấp chỗ trống, gọi là "tin kho tiêu", các loại tin vớ vẩn dăm dòng từ quê ra tỉnh gọi là "tin
chó cán xe", tin quan trọng chạy tít lớn gọi là
"tin vơ-đét" vedette, nhặt từ tài liệu dài ra thành một bài gọn gọi
là "luộc bài", chắp nhiều thông số khác nguồn ra một bài gọi là
"xào bài", truyện tình cảm dấm dớ
gọi là "tiểu thuyết 3 xu", các tạp chí bình dân xoi mói đời tư gọi là "báo
lá cải". Làng nhật trình kỵ nhất là loan tin thất thiệt,
lóng gọi là "tin phịa", nhưng
trong "tin phịa" còn có hai mảng chấp nhận được đó là loan tin thăm
dò có chủ đích, lóng gọi là "tin ballons" tức thả quả bóng thăm dò, hay
tin thi đua nói dối chỉ được xuất hiện vào đầu tháng tư, gọi là "tin
Cá tháng Tư".
Có đến bảy tiếng lóng để thay cho từ chết. Ðó là "tịch",
"hai năm mươi", "mặc chemise gỗ", "đi auto
bươn", "về chầu diêm chúa", "đi buôn trái cây" hay "vào nhị tỳ",
"nhị tỳ" thay cho nghĩa địa và "số dách" thay cho số một...
đều ảnh hưởng từ ngôn ngữ minh họa theo người Hoa nhập cư. Thời điểm truyện và phim kiếm hiệp của Kim Dung nói chung là chuyện Tầu thịnh
hành, người Sài Gòn đã chế ra nhiều tiếng lóng, như ai dài dòng gọi là "vòng
vo Tam Quốc", ai nói chuyện phi hiện thực gọi là "chuyện
Tề Thiên", tính nóng nảy gọi là "Trương
Phi". Một số tên nhân vật điển hình của Kim Dung được
dùng để chỉ tính cách của một người nào đó. Tỷ như gọi ai là "Nhạc Bất
Quần" tức ám chỉ người ngụy quân tử, đạo đức giả, gọi là "Ðoàn Chỉnh
Thuần" tức ám chỉ đàn ông đa tình có nhiều vợ bé...
Sài Gòn là đất của dân
nhập cư tứ xứ, nơi tha hương văn hóa bốn phương, nên ngôn ngữ càng thêm phong
phú, trong đó tiếng lóng cũng "ăn theo" mà ra đời. Thời Mỹ đến thì một tiếng "OK Salem", mà các
trẻ bụi đời vừa chạy vừa la để xin ông Mỹ điếu thuốc. Thời gọi súng là
"sén" hay "chó lửa", dân chơi miệt vườn gọi "công
tử Bạc Liêu" còn hiểu được, Sài Gòn xuất hiện cụm từ
"dân chơi cầu ba cẳng" thì
thật không biết do đâu? Có lẽ cầu ba cẳng có tên Pallicao, lêu nghêu 3 cẳng cao
như dáng vẻ cowboy trong các phim bắn súng, nên mới gọi "dân chơi cầu ba
cẳng"? Ðó cũng là lúc các tiếng lóng như "dân xà bát", "anh
chị bự", "main jouer" tay chơi ra đời, chạy xe đua gọi là "anh
hùng xa lộ", bị bắt gọi là "tó", vào tù gọi là
"xộ khám". Bỏ học gọi là "cúp cua", bỏ sở làm đi chơi gọi là "thợ lặn", thi hỏng gọi là
"bảng gót". Cũng do scandal chàng nhạc sĩ nổi tiếng kia dẫn em dâu là
ca sĩ K.Ng. qua Nhà Bè ăn chè, để ngoại tình trong túp lều cỏ bị bắt, từ đó
"đi ăn chè" trở thành tiếng lóng về hành vi ngoại tình trốn ra ngoại
ô.
Cũng có một số tiếng lóng do nói lái mà ra như "chà đồ nhôm" tức
"chôm đồ nhà", "chai hia" tức chia hai chai bia bên bàn
nhậu, nó cùng họ với "cưa đôi". Lóng thời sự loại này có "tô ba lây đi xô xích le" tức
"Tây ba lô đi xe xích lô". Trong tiếng lóng còn chất chứa ân tình.
Họa sĩ chuyên vẽ tranh sơn mài đề tài lá hoa sen xuất thân xứ Ca Trù hay than
"buồn như chấu cắn", hay có người than phiền vì câu né tránh trách
nhiệm với hai tiếng "lu bu" để thất hứa, nay còn có người nhấn thêm "lu xu bu" nại lý do
không rõ ràng để trốn việc. Ðể tạm kết thúc phần dẫn này, tôi muốn nhắc một số
âm sắc Bắc Hà. Những âm sắc theo chân người Hà Nội vào Nam rồi trở
thành tài sản chung của người Việt. Bắt quả tang thành "quả tó", gọi
chiếc xe Honda là "con rim", gọi tờ giấy 100USD là "vé", đi
ăn cơm bình dân gọi là "cơm bụi", xuống phố dạo chơi gọi là "đi bát phố", gọi người lẩm cẩm là "dở hơi"...
Giáo sư Vũ Quốc Thúc là
một nhà trí thức đã từng trải qua biết bao thăng trầm của thời cuộc Việt Nam.
Tốt nghiệp Tiến sĩ Luật [Docteur en Droit]
và Thạc sĩ Đại Học, Kinh tế Học [Agrégé de
Faculté, Sciences Économiques],
Ngoài việc giảng dạy ở đại học suốt
từ những năm 1950, ông cũng đã từng giữ những chức vụ quan trọng dưới hai nền
Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa: Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục, Thống đốc Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam, Cố vấn Phủ Tổng thống, Quốc vụ khanh phụ trách tái thiết và
phát triển… Tên tuổi của Giáo sư Vũ Quốc Thúc cũng gắn liền với Kế hoạch Hậu
chiến Lilienthal-Vũ Quốc Thúc (1968).
*****
Nếu có một danh từ rất thông dụng trong giới Luật gia cùng
người học luật, đó chính là danh từ “Pháp”. Cũng vì nó đã trở nên
quá quen thuộc nên ít ai hiếu kỳ, thấy cần phải tra cứu từ điển xem từ “pháp”
được định nghĩa ra sao. Vả chăng từ “Pháp” ít khi được dùng đơn lẻ mà luôn luôn
gắn với một từ khác, hoặc đặt trước (thí dụ: Hiến pháp, Lập pháp, Hành pháp, Tư
pháp v.v..) hoặc đặt sau (thí dụ: Pháp chế, Pháp luật, Pháp lý, Pháp nhân
v.v..). Nhờ sự “gắn bó” này, kẻ nói cũng như người nghe, kẻ viết cũng như người
đọc, hiểu ngay khái niệm được đề cập. Hậu quả là từ “pháp” mất một phần lớn ý
nghĩa tự tại của nó và bị coi như một phụ từ. Sở dĩ tác giả bài tiểu luận này
đã “lẩm cẩm” tìm hiểu từ “pháp”, chính vì qua mạng internet, được biết là tại
quốc nội, đã có một cuộc tranh luận hào hứng về danh xưng nên đặt cho thể chế:
“Pháp quyền hay Pháp trị?”. Chúng tôi không muốn tham gia cuộc tranh luận đầy
hứa hẹn này, tuy nhiên cái tin ấy đã kích thích ký ức tôi tôi hồi tưởng thời
kỳ đã qua, xét xem khái niệm “pháp” đã đến với tâm trí tôi như thế nào? đã biến
chuyển như thế nào qua sự học tập của tôi ở cấp tiểu học, rồi trung học, rồi
Đại học Luật khoa? Khái niệm này đã lớn mạnh ra sao do kinh nghiệm hoạt động
của tôi trong mấy chục năm vừa qua? Đây quả thực là một cuộc “du ngoạn dĩ vãng”
có thể mang lại những khám phá bất ngờ.
Cuốn Hán Việt Từ Điển
của học giả Nguyễn Văn Khôn (ấn bản DAINAM Publishing Co. 1987 Glendale,
California, U.S.A.) đã định nghĩa chữ “Pháp” như sau:Tr.697:
Pháp: a) Phép, khuôn phép; b) Pháp luật; c) Hình phạt; d) Lễ giáo; e) Bắt
chước; f) Đạo lý của nhà Phật; g) Chế độ; h) Họ.
Tôi nhận thấy tuy cùng một bộ ký tự (thủy) mà danh từ “Pháp” có
tới 7 nghĩa, trong đó các nghĩa a, b, c, d,
f và g rõ rệt có
liên hệ. Đối chiếu với trường hợp bản thân, tôi khám phá là khái niệm “pháp” đã
đến với tôi trong thời thơ ấu, dưới dạng khuôn
phép.
Rồi khi tôi học lịch sử Việt Nam và lịch sử Pháp Quốc ở các cấp
tiểu và trung học, khái niệm này biến dạng thành hình pháp gắn bó với quyền hành của kẻ cai trị đất nước.Từ
lúc theo học ngành Luật ở Trường Đại học Hà Nội, tôi mới có một kiến thức rõ
ràng về sự khác biệt giữa những cái gọi là
pháp luật, là lễ giáo, là đạo lý, là chế độ chính trị. Sau Thế
chiến 2, nhờ sự hiểu biết thời cuộc quốc tế và nhất là qua kinh nghiệm hoạt
động cũng như kinh nghiệm sống của bản thân, tôi đã đạt được một ý thức sâu sắc
hơn về sự hiện hữu của một nền Pháp Lý siêu
việt, không thể giới hạn vào một khoảng không gian và thời gian
nhất định. Dưới đây tôi đi vào chi tiết của 4 chặng diễn biến vừa kể.
I.Chặng thứ nhất: Pháp = Phép, khuôn phép
Trong những năm thơ ấu, sống với bố mẹ, luôn luôn tôi nghe nói
“phép”, gần như không bao giờ nghe nói “pháp”. Phải chăng từ “phép” mới thuần
túy là chữ nôm còn từ “pháp” là mượn ở chữ Hán, thông dụng trong giới Nho học
nhưng ít dùng trong cuộc sống hàng ngày? Vấn đề này xin dành cho các nhà ngữ
học cứu xét, tôi chỉ cần xác định là thời ấy, mỗi ngày tôi phải nhiều lần nói
câu: ”Xin phép“ trước khi ăn, uống hoặc ra khỏi nhà mặc dù đó chỉ là một lời
xin chiếu lệ. Nếu không xin như vậy, có thể bị quở là vô lễ, không theo đúng
“khuôn phép” của một gia đình lễ giáo. Tôi đã khám phá sự tương đương của hai
chữ “phép” và “pháp” nhờ hai cơ hội. Cơ hội thứ nhất khi trong lớp học, thầy
giáo dạy môn Toán pháp với các phép tính Cộng, Trừ, Nhân, Chia. Cơ hội thứ hai
khi đọc tiểu thuyết thấy kể chuyện có những ông quân sư “pháp thuật cao cường”
biết phù phép biến hoá hạt đậu thành binh lính, hoặc “hô phong hoán vũ” tạo nên
những cơn bão “cát bay đá chạy”. Có sự liên hệ gì giữa lời “xin phép” và các
phép tính Cộng, Trừ, Nhân, Chia cùng pháp thuật của các ông “Tướng Tàu” không?
Dĩ nhiên tôi chẳng cần biết và cho đến nay vẫn chưa hiểu nổi. Dẫu sao, từ ngày
tham gia sinh hoạt xã hội, luôn luôn được nghe bàn về các “biện pháp” “phương
pháp” “giải pháp” do các chính khách, các chuyên gia, các học giả, ký giả… áp
dụng hay đề nghị… Hiển nhiên chữ pháp trong các cụm từ vừa kể đồng nghĩa với
chữ pháp trong các cụm từ Toán pháp và pháp thuật nói trên.Tôi nhận thấy, trong
tâm trí tôi, ý niệm “phép-pháp” đã
biến chuyển từ trạng thái tĩnh sang
trạng thái động, không phải chỉ là một
khuôn phép bất động mà là một suy tính linh động. Tất nhiên khi chỉ
có một ý niệm mơ hồ như vậy, tôi không tránh được sự hiểu lầm về từ “pháp”.
II. Chặng thứ hai: Hiểu lầm “Pháp” là “Hình pháp”
Trong những năm vị thành niên, chưa vào học Trường Luật ở Hà Nội,
tôi ham đọc những dã sử cũng như tiểu thuyết liên can tới Lịch sử Việt Nam,
Lịch sử Trung Hoa cùng Lịch sử Pháp Quốc. Những tài liệu này luôn luôn thuật
lại các trận đánh phi thường của nhiều vị danh tướng, hoặc những cuộc đấu võ
rùng rợn của các hiệp sĩ: người trong truyện chém giết không chùn tay, “chặt
đầu địch thủ như chặt củ chuối”, đốt phá sào huyệt của kẻ gian phi để trừng
phạt theo đúng phương châm: Nhổ cỏ phải nhổ cho hết rễ… vân vân.
Đặc biệt khi các vua chúa hay quan chức hành hình tội nhân, thường
đưa ra Pháp trường.
Có lẽ chính danh từ “pháp trường” này đã làm kiên cố thêm sự hiểu
lầm của tôi rằng Pháp chỉ có nghĩa là Hình pháp, là trừng phạt. Tôi không hề
thắc mắc: khi trừng phạt như vậy, kẻ xét xử đã căn cứ vào đâu? Luật lệ nào? Ai
cho họ quyền sinh sát ấy? Trong đầu óc còn non nớt của tôi, sự hiểu lầm Pháp =
Hình pháp đã mặc nhiên gắn bó với sự xác nhận quyền hành của kẻ thống trị, dù
họ đã thống trị nhờ võ lực.
Tuy nhiên cũng nhờ đọc các thiên hùng sử ấy mà tôi thấy từ thời
cổ, các thức giả đã tranh luận về chính sách trị nước an dân: nên dùng hình
phạt nghiêm khắc để thị uy và khuất phục hay nên dùng nhân nghĩa để chinh phục
lòng người. Như vậy là cuộc tranh luận giữa hai chủ trương PHÁP TRỊ và NHÂN TRỊ
đã xẩy ra ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam từ nhiều thế kỷ. Chứng cớ: Cụ Trạng
Trình Nguyễn Bình Khiêm đã bình phẩm tình hình nước ta, thời Mạc suy, bằng mấy
câu thơ:
Chưa từng thấy mấy đời sự lạ Bỗng khiến người vu vạ cho dân. Muốn bình sao chẳng lấy nhân? Muốn yên sao chẳng giục dân cấy cày?
Sau khi vào học Trường Luật khoa Đại học ở Hà Nội, tôi cảm thấy
như người lòa tìm lại được thị giác: Từ ngày đó, tôi hiểu rõ “Pháp” có nghĩa
chính yếu là Pháp luật. Nhờ học Luật tôi mới biết phân tích tỉ mỉ các sự việc,
các tin tức, các ý kiến… để rồi suy diễn những hệ quả hay hậu quả, do đó tránh
được nhiều ngộ nhận – có khi là cạm bẫy – có thể gặp trong lĩnh vực ngôn ngữ.
III. Chặng thứ ba: Pháp = pháp luật
A) Điều cơ bản tôi đã học đượcngay từ bài giảng đầu
tiên về môn Luật, chính là sự cần thiết của luật lệ trong mọi tập thể do những
người cùng sống chung lập nên. Nếu không có luật lệ, sự xung đột có thể xảy ra
bất cứ lúc nào vì những bất đồng ý kiến dù chỉ là nhỏ nhặt. Mới đầu chỉ có
những ước lệ do sự thỏa thuận mặc nhiên của đa số. Với thời gian, ước lệ biến
thành phong tục gò bó mọi thế hệ, mọi thành phần. Khi chưa đặt ra chữ viết kiểu
hiện đại, người ta đã truyền khẩu và trông cậy ở trí nhớ của các phụ huynh già
lão. Dần dần người ta đã biết dùng những hình khắc vào đá, vào gỗ, vào những
thẻ tre v.v. Rồi biết dùng chữ ghi trên giấy. Tất nhiên, một khi tập thể phát
triển, tổ chức thành làng bản, xứ, nước v.v., kẻ cầm quyền đã chính thức hoá
những tục lệ thành luật lệ quốc gia. Khỏi cần nói, luật lệ phải do nhà cầm
quyền ban hành. Để bắt buộc mọi người tuân theo khuôn phép chung này, các kẻ
cầm quyền đã đưa ra huyền thoại: đó chính là lệnh của Trời, của Thượng Đế, của Thiên Chúa… Ai không tuân lệnh là có tội
– tội làm rối loạn trật tự chung – và phải trừng phạt. Như vậy, thuở ban đầu
luật lệ bị lẫn với những “giới răn” “cấm kị” và phương tiện chế tài là sự trừng
phạt: từ phạt vạ, đánh đòn… cho tới giam cầm, lưu đày, giết chết. Việc xét xử
và ấn định cách trừng phạt giao cho những thẩm phán thường do Nhà nước – nói
khác do nhà cầm quyền – chỉ định. Sự kiện lịch sử này khiến cho tôi từng lầm
tưởng là những bộ luật do vua chúa các nước ban hành chẳng qua chỉ phản ánh ý
muốn và quyền lợi của nhóm cầm quyền (chiến sĩ, quý tộc, trưởng giả, giáo phái
v.v.). Nhờ học luật, tôi mới hiểu rõ triết lý căn bản của pháp luật chính là ý
muốn của mỗi người dân: những cá nhân này hợp lại thành một lực lượng quần
chúng, khiến cho vua chúa cầm quyền phải tôn trọng, chấp nhận nguyên tắc “Ý dân
là ý Trời”.
B) Một điều quan trọng kháclà qua các môn được
giảng dạy trong chương trình Luật khoa Đại Học, tôi nhận rõ là Pháp Luật bao
trùm gần như mọi lĩnh vực của cuộc sống xã hội: thể chế chính trị và tài chánh
của quốc gia, hôn nhân, liên hệ gia đình, trao đổi, tặng dữ [tặng biếu], thừa
kế, mua bán, vay mượn v.v. Chính vì thế mà tôi đã ý thức được nhiều nghịch lý,
trước kia tôi cho là chuyện bình thường. Khỏi cần nói là ngành luật học đã làm
nảy sinh và tăng cường trong đầu óc tôi nguyện vọng thay đổi tình trạng xã hội
đương thời. Trước sự mâu thuẫn quá phũ phàng giữa thực tế và lý thuyết, dù hiếu
hòa đến đâu chăng nữa, kẻ học luật vẫn đi tới kết luận phải thay đổi chính
quyền mới thay đổi được hệ thống pháp luật.
C) Tôi theo học Đại học Luật khoa Hà Nội trong suốt thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến nhưng ngay từ tháng Giêng 1943 đã trở thành công chức và từ ngày
ấy cuộc sống của tôi đã “quyện” với các thăng trầm của đất nước Việt Nam. Kinh
nghiệm cho tôi thấy xu hướng của mọi nước lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, đều là tha
thiết bảo vệ quyền tự quyết của mình: lập pháp, hành pháp cũng như tư pháp. Mỗi
nước là một hệ thống pháp luật với những nét đặc thù. Sự xung đột rất khó
tránh: xung đột về lãnh thổ, lãnh hải, quyền giao thương, quyền khai thác tài
nguyên, quyền thâu thuế, quyền xét xử công dân của mình v.v. Tôi đi tới nhận
định: muốn thực hiện một thế giới hòa bình, phải cố gắng vượt khỏi những trở
lực do thực thể quốc gia đã tạo dựng. Nói cách khác, phải tiến tới một nền Pháp
lý chung cho toàn cầu. Pháp lý là lý tính (rationalité) – tất nhiên trừu tượng
– của Pháp (chữ Pháp có thể hiểu là khuôn phép chung (cf. định nghĩa a của chữ Pháp trong Hán Việt Từ Điển Nguyễn Văn Khôn) còn
Pháp luật là hệ thống luật lệ cụ thể tạo nên cái khuôn phép chung ấy. Trong thế
giới hiện đại chỉ có những định chế “liên chính phủ quốc gia”, chưa có một
chính quyền chung nào cho toàn cầu để ban hành những đạo luật cưỡng bách nhân
dân mọi nước tuân theo: vì vậy tôi chỉ dám dùng danh từ Pháp lý mà thôi.
IV. Chặng thứ tư : Pháp = Pháp lý
A) Lý tính của Pháp không phải do sự đồng thuận của đa
số nhân dân trong nước, mặc dù sự đồng thuận ấy cần thiết cho sự tạo lập cũng
như thi hành luật lệ. Cơ sở khoa học và lịch sử của Pháp lý, chính là những
nguyên tắc vượt khỏi giới hạn không gian và thời gian được mọi người chấp nhận
như là những điều không cần chứng minh. Tạm kể: quyền sinh sống, quyền tự do di
chuyển, quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, quyền có một đời tư, có những
tài sản riêng tư để hưởng thụ, tặng dữ hay truyền lại cho con cháu v.v. Khỏi
cần nói vì sống chung trong tập thể xã hội nên sự hành xử những quyền tự do cá
nhân này phải dung hợp với quyền tự do của những cá nhân khác và các đòi hỏi
của nền trật tự chung.
B) Trong khuôn khổ mỗi quốc gia, ai cũng hiểu rằng các
luật lệ được Nhà nước ban hành là phương tiện tự vệ của những công dân tương
đối yếu thế trong sự đối đầu hàng ngày với những kẻ giàu mạnh hơn mình. Nhưng
phương tiện này chỉ hữu hiệu nếu ai nấy đều có tinh thần tôn trọng pháp luật.
Một ngạn ngữ La tinh thường được các luật gia nhắc nhở là: “Nemo censitur ignorare lege” ( không ai
được viện cớ mình không biết luật lệ).
Thực tế cho biết là những luật lệ đã được ban hành nhiều như cây
trong rừng rậm: ngay những người chuyên nghiệp như các Luật sư, Thẩm phán, Giáo
sư… mỗi khi cần tìm hiểu một đề tài nào vẫn phải tra cứu sách báo, tài liệu lưu
trữ. Như vậy đòi hỏi mọi công dân phải am tường luật lệ, quả thực là một điều
viển vông nếu không muốn nói là phi lý. Dẫu sao, để ngăn chặn những phần tử bất
lương, gian tham, lạm dụng quyền thế hay địa vị để áp bức, bóc lột … nguời
lương thiện, các phương tiện truyền thông đại chúng là khí giới hữu hiệu hơn
bất cứ cơ quan giám sát nào.
C) Vượt khỏi biên cương quốc gia. Trên bình diện bang
giao quốc tế, từ sau cuộc Đệ Nhị Thế chiến tới nay, chúng ta đã chứng kiến
nhiều cố gắng của Chính quyền các nước để tiến dần tới sự thành hình một nền
trật tự chung cho toàn cầu. Ngoài sự thiết lập Tổ chức Liên Hiệp Quốc còn có
những cơ quan chuyên môn trong các lĩnh vực Tiền tệ, Tín dụng, Lương nông, Phát
triển kinh tế, Mậu dịch, Viễn thông, Hàng không dân sự, Văn hóa, v.v. đều là
những diễn đàn để đại diên các nước, và cả những vị nguyên thủ, có cơ hội gặp
nhau, trao đổi quan điểm và do đó tránh được hiểm họa chiến tranh. Đồng thời,
nhiều văn kiện ngoại giao có tầm quan trọng lịch sử như Bản Tuyên ngôn Quốc tế
Nhân quyền, Công ước về Mậu dịch Quốc tế , về Luật biển v.v. có tính cách như
những Hiệp ước đa phương, những bộ luật quốc tế ràng buộc các nước gia nhập. Ý
thức Pháp lý “siêu quốc gia, siêu thời gian” không còn là một ý tưởng trừu
tượng mà là một sự thật khách quan. Tiếc thay! Thực thể chính phủ quốc gia vẫn
tồn tại và số quốc gia hội viên Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã lên tới 200. Nhiều va
chạm đổ máu đã xảy ra giữa các quốc gia thành viên này chỉ vì bất đồng ý thức
hệ, bất đồng tín ngưỡng không nhất thiết vì những quyền lợi vật chất.
Âu cũng là Định mệnh: Dù văn minh Con người vẫn là
chỉ là một sinh vật trên Trái Đất, chưa thể xử sự toàn thiện như các thánh
thần. Và ngày nào còn người sẽ vẫn còn những nghịch lý như vậy: Errare humanum
es!
Lời Tác Giả TRẦN MỘNG LÂM:Bài viết nhân ngày kỷ niệm
ngày thành lập Đệ Nhất Cộng Hòa, bài viết bằng 2 tiếng Anh và Pháp cho giới trẻ
không thông thạo Việt Ngữ, và tiếng Việt cho các con tôi và những người Việt Nam sanh sau 1975.
*****
Tôi nhận được thư của Giáo Sư Trần Thủy Tiên, hiện đang dạy học
tại một community college ở Dallas, khuyên tôi nên viết cho các em sinh viên
trẻ, về văn hóa, lịch sử Việt Nam, nhất là Sự Thực, vắn tắt nhưng dễ hiểu, viết
bằng English, về cuộc chiến tranhVN, miền Nam chống lại miền Bắc, chứ không
phải là cuộc chiến chống Mỹ, đế quốc xâm lược, như CSBV đã đầu độc các em từ
nhỏ tại VN. Các em từ VN thì bị dạy từ nhỏ, các em ở hải ngoại thì cha mẹ thờ
ơ, các cháu chỉ lo học, sau đó kiếm tiền, không được biết sự thực.
CS Việt Nam
rất sợ các Tượng Đài Chiến Sĩ VNCH ở hải ngoại và cờ vàng. Chúng không thể giải thích được những người lính này là ai, và tại
sao được người Việt hải ngoại tôn kính đến thế. Cho nên chỗ nào dự định xây
tượng đài chiến sĩ VNCH, là y như chỗ đó bị phá bằng mọi cách.
Lá thư này làm tôi suy nghĩ rất nhiều.
Quả đúng như vậy. Các con tôi không được dạy dỗ nên không biết gì
về cuộc chiến VN. Chúng sinh ra tại hải ngoại, khả năng tiếng Việt chỉ đủ để nói
những chuyện rất đơn giản, còn về Việt Ngữ, thì trình độ chỉ đủ để đọc các món
ăn trong các tiệm ăn Việt Nam. Làm sao hiểu được lý do tại sao có những người
Việt sống lưu đầy tại Pháp, Úc, Mỹ hay Canada.... Làm sao nó hiểu được cha mẹ chúng vất vả chỉ vì MR Đàm qua Canada
hát vớ vẩn, lăng nhăng mấy bài nhạc sến.
Bởi vậy tôi đành phải bỏ công viết một bài ngắn để tóm tắt một
chút lịch sử Việt Nam, sao cho các em không viết và đọc được tiếng Việt một
cách thành thạo, có thể có một cái khái niệm về cuộc chiến này, tại sao VN có 2
lá cờ, và chúng phải chọn lá cờ nào.
Một chút lòng thành như vậy, chứ không phải vì một dụng ý nào
khác, mong quý vị rộng lượng.
Hội Ngộ Mùa Thu kỳ III được diễn ra một cách trang trọng, vui vẻ và ấm cúng.
Trên 200 cựu sinh viên Luật
Khoa và thân hữu đã đến tham dự buổi Hội Ngộ Mùa Thu Luật Khoa Kỳ III của các
cựu sinh viên Luật Sàigòn - Huế - Cần Thơ tại nhà hàng Grand
Fortune, San Jose vào 6 giờ chiều ngày Chủ Nhật 30-9-2012 vừa qua.
A. XEM HÌNH ẢNH:
Kính Mời quý vị click trên tấm hình để xem chi tiết
B. ĐẶC SAN LUẬT KHOA 2012
Trên 300 cuốn
Đặc San Luật Khoa 2012 đã được phân phát tận tay tất cả quan
khách hiện diện trong đêm họp mặt Hội Ngộ Mùa Thu kỳ III được tổ chức
tại nhà hàng Grand Fortune, San Jose vào ngày 30 tháng 09, 2012 vừa qua.
Đặc San dầy 208 trang, mỗi năm phát
hành một lần với những tài liệu, hình ảnh, bài vở đặc sắc đã được những
người thực hiện tâm huyết chuẩn bị gần một năm. Chuyển lời cám ơn đến
Ban Điều Hành, Ban Báo Chí, Ban Mỹ Thuật, đến Quý Giáo Sư, Quý Niên
Trưởng, Quý bạn đồng môn và bạn hữu đã cùng cộng tác và làm nên Đặc San
Luật Khoa 2012 rất đáng để nở nụ cười hãnh diện.
Click trên tấm hình để đọc toàn bộ bài viết đăng trong Đặc San
C. BẢN TIN CỦA VIỆT PRESS USA về HNMT 2012
và những lời góp ý, chúc mừng từ đồng môn, thân hữu gởi về Ban Tổ Chức
Cụ Nguyễn Hữu Hãn từng là Phóng Viên Báo Chí thời Đệ I Cộng Hòa,
sau đó cụ đảm nhiệm chức vụ thuộc Sở Kiểm Duyệt Báo Chí vào những năm cuối của
cố TT Ngô Đình Diệm.
Nay mặc dù tuổi đã muốn chấp cánh Hạc về Trời, nhưng cụ Nguyễn Hữu Hãn
vẫn có lối viết tường thuật tin tức sắc bén và hóm hĩnh. Xin mời quy đọc giả
theo dõi bản tin cùng hình ảnh sau đây của “Lão Phóng Viên” NGUYỄN HỮU HÃN mới nhập Nhóm
VietPress USA...
Kính Mời quý Thầy Cô, Quý Niên Trưởng, Quý Đồng Môn và Quý Thân Hữu xem lại hình ảnh trong buổi Dạ Tiệc Hội Ngộ Mùa Thu Kỳ II được tổ chức vào tháng 10 năm 2011 vừa qua.
HỘI NGỘ MÙA THU 2011
GIA ĐÌNH CỰU SINH VIÊN LUẬT KHOA SÀI GÒN - HUẾ - CẦN THƠ
Newark (Ý Dân):Gần 250 người gồm cựu giáo sư, cựu sinh viên Luật Khoa cùng đại diện các hội đoàn, thân hữu đã đến tham dự Dạ Tiệc Hội Ngộ Mùa Thu của các cựu SVLK Sàigòn-Huế-CầnThơ tại nhà hàng Thanh ở Newark, Bắc California vào 6 giờ chiều ngày thứ bảy 8-10-2011 vừa qua.
Trong thành phần gia đình Luật Khoa VN tham dự, chúng tôi nhận thấy có giáo sư Nguyễn Văn Canh của đại học Luât Sàigòn, giáo sư Quách Thị Nho của đại học Luật Cần Thơ, các cựu thẩm phán Trần An Bài, Khổng Trọng Hinh, các cựu luật sư Hoàng Cơ Long, Ngô Văn Tiệp, Nguyễn Ðình Phương, Phạm Ngọc Anh, Trần Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Chúc, Lê Kim Ngọc, Nguyễn Thu Lê, Nguyễn Vạn Bình và các luật sư Nguyễn Duy Tiếp,Trần Hoàng Vân cùng nhiều cựu sinh viên Luật Sàigòn, Huế, Cần Thơ. Ðặc biệt có sự hiện diện của Ban Chấp Hành Hội Ái Hữu Luật Khoa tại Nam Cali gồm có luật sư Võ Văn Dinh cùng phu nhân, Ls Nguyễn Minh Hiển và phu nhân, Ls Nguyễn Ðình Sơn cùng phu nhân và Ls Ðào Thị Tuyền.
Về thân hữu chúng tôi nhận thấy có cựu đại tá Vũ Văn Lộc, các bà Kim Tín, Lê Văn Cao, Lê Thị Cẩm Vân, luật sư Nguyễn Thu Hương, các bác sĩ Bùi Văn Rậu, Trần Văn Nam, Nguyễn Thượng Vũ, Trần Vĩnh Thái, Nguyễn Văn Thịnh, Bùi Quyền, Phan Mỹ Dung, Ðặng Vũ Bái, dược sĩ Phạm Thị Hiền cùng các chị cựu nữ sinh Gia Long, Trưng Vương, Ðoàn Thị Ðiểm, gia đình Cảnh Sát Quốc Gia, các Gs Lê Quốc Tấn, Nguyễn Anh Cang, Nguyễn Như Hoàng, các ông Lý Tống, Nguyễn Tấn Thọ, Nguyễn Trung Cao, Phạm Phú Nam, Nguyễn Trung Chí, Hoàng Cơ Ðịnh, Trịnh Như Toàn, Nguyễn Ðăng Ngọc, Tạ Ðăng Quang, v.v. nhiều ca sĩ địa phương như Ngọc Hoa, Thanh Lập, Thanh Loan, Tuyết Nga, Thái Hà, Bích Huyền, Mai Hương, Liên Hương, Quốc Thái, Cindy Nguyệt, Bích Ngọccùng đại diện giới truyền thông gồm có SBTN, Việt Tribune, Phụ Nữ Cali, Việt Báo, Ý Dân, Ðời Mới, Dân Sinh, Sàigòn Echo.
Sau nghi thức chào quốc kỳ Mỹ-Việt, cùng một phút mặc niêm tưởng nhớ đến các giáo sư và sinh Luật đã qua đời, đặc biêt là hai giáo sư Nguyễn Cao Hách, Trần Thiên Vọng qua đời trong tháng 9 vừa qua. Ông Lê Trung Tâm cựu sinh viên Luật Sàigòn niên khoá 67-71 đã lần lượt giới thiệu các cựu sinh viên Luật Huế, Cần Thơ và sau cùng là các cựu sinh viên Luật Sàigòn hiện diện qua các niên học từ năm 1955 đến 1975.
Tiếp đến qua lời giới thiệu của luật sư Nguyễn Thu Hương , cựu luật sư Nguyễn Vạn Bình, trưởng ban tổ chức đã ngỏ lời chào mừng quan khách. Theo ông Bình, thì tại quê nhà trước năm 1975, mùa Thu là mùa tựu trường, nhiều sinh viên Luật được lên lớp. Ngày nay tại hải ngoại, tuy các anh chị trong gia đình Luật không được lên lớp, nhưng lại được tăng thêm sự quen biết và quí mến nhau hơn. Ông cho biết chủ đề của Dạ Tiệc là Hội Ngộ Gia Ðình Luật Khoa Sàigòn - Huế - Cần Thơ là nhằm duy trì và phát huy tình gia đình nầy.
Theo ông Bình thì gia đình Luật Khoa gồm ba trường Luật Sàigòn được thành lập năm 1955, Luật Huế (1957) và Cần Thơ (1966) là nơi qui tụ nhiều giáo sư tài ba, đạo đức và trên 60 ngàn sinh vịên Luật ưu tú đã phục vụ hữu hiệu cho đất nước trên nhiều lãnh vực. Chính vì thế gia đình Luật Khoa có quyền hãnh diện cùng nhiều gia đình của các phân khoa bạn đã đóng góp cho sự cường thịnh của miền Nam Việt Nam . Dịp nầy,ông Bình kêu gọi các thành viên trong gia đình Luật Khoa giữ mãi tình thân thiện để cùng nhau xây dựng cộng đồng và quê hương.
Ông Bình cho biết luật sư Võ Văn Dinh qua bài “Luật Khoa Hành Khúc” đã gởi gấm tâm nguyện của ông mà cũng là tâm nguyện chung của nhiều thành viên trong gia đình Luật Khoa .
“Luật Khoa Việt Nam: Quyết Chí chúng ta đứng lên,
Cùng nhau làm cho vẻ vang giống nòi Tiên Rồng
Và cho mọi nơi yêu thương Công Bằng Nhân Ái
Ánh vinh quang Luật Khoa Việt Nam ”
Nhân dịp nầy, ông Bình đã ngỏ lởi cám ơn các giáo sư, các mạnh thường quân, các cựu sinh viên Luật đã yểm trợ tinh thần, vật chất như đã đóng góp bài vở, tài liệu, hình ảnh để ban tổ chức phát hành được đặc san Luật Khoa năm 2011. Ông cũng cám ơn nhiều cơ quan truyền thông đã giúp phổ biến các Thông Báo của Ban Tổ Chức.
Ðối với trường Luật, ông Bình cho biết ông rất yêu mến trường Luật, qúi trọng các giáo sư, thích thú với các môn học, qúi các bạn đồng môn và một điều mà ông cho rằng các anh cựu sinh viên Luật phải đồng ý là trường Luật là nơi qui tụ nhiều nữ sinh viên rất đẹp, duyên dáng và là nơi đào tạo nhiều chị Luật sư xinh đẹp và hùng biện.
Kế tiếp, cựu luật sư Ngô Văn Tiệp, đại diện Ban Cố Vấn đã lên án chế độ CSVN đã có hành động phản quốc khi manh tâm dâng đất và dâng biển cho Trung Cộng. Ông đã so sánh dưới chế độ VNCH, nền công lý và các quyền tự do căn bản của người dân luôn được tôn trọng. Trái lại, dưới chế độ CSVN, nhân quyền của mọi người dân đều bị tước đoạt.
Giáo sư Nguyễn Văn Canh, đại diện cho các giáo sư đã kêu gọi mọi người Việt, đặc biệt là gia đình Luật Khoa cần yểm trợ mọi cuộc đấu tranh để bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ.
Luật sư Võ Văn Dinh, chủ tịch Hội Ái Hữu Luật Khoa tại Nam Cali, dịp nầy kêu gọi mọi cựu sinh viên Luật Khoa cùng nhau xây dựng gia đình Luật Khoa ngày càng thêm vững mạnh.
Chị Cao Ánh Nguyệt, cựu sinh viên tốt nghiệp cử nhân Luật năm cuối cùng 1974 tại Sàigòn, đại diện cho các cựu sinh viên Luật Sàigòn đã nhắc nhở lại những kỷ niệm đẹp dưới mái trường Luật. Chị cũng cho biết ước vọng của chị là được trở thành một luật sư, nhưng mộng ước của chị đã không thành vì quốc nạn 30-4-1975.
Anh Châu Minh Hoàng đại diện cho các cựu sinh viên Luật Cần Thơ đã nói về chế độ thi cử tín chỉ tại đại học Luật Cần Thơ. Ông cho rằng nếu sinh viên giỏi có thể hoàn tất văn bằng cử nhân Luật trong 3 năm rưởi thay vì 4 năm như tại đại học Luật Sàigòn.
Sau đó, qua lời giới thiệu của ca sĩ Thái Hà, cựu sinh viên Luật năm thứ nhất, ông Nguyễn Vạn Bình đã lần lượt giới thiệu các thành viên của BTC gồm có các ông Trần An Bài, Ngô Văn Tiệp, Nguyễn Duy Tiếp, Nguyễn Toàn, Châu Minh Hoàng, Ðoàn Phúc Hữu, Lê Trung Tâm, Trì Ngọc Bình, Phạm Hữu Diên, Phạm Mạnh Tuấn, Lê Quang Truật, Hà Ðình Huy, Nguyễn Vạn Bình, đặc biệt tác giả bài ca Võ Văn Dinh cùng các chị Dương Thị Tiến, Cao Ánh Nguyệt, Mã Phương Liễu, Quách Huệ Anh, Trần Chiêu Hiền, Trương Gia Vy, Nguyễn Thị Xuân Sơn, Nguyễn Thị Thanh Hương, Phan Xuân Hương, Nguyễn thị Bạch Yến, Thái Hà, Nguyễn Thị Mai, Trịnh Như Bằng, Vũ Thị Xuyến đã đồng ca bài Luật Khoa Hành Khúc.
Tiếp theo, một chương trình văn nghệ đặc sắc với những bài ca về quê hương, tình yêu, mùa thu với các giọng ca: Phạm Hữu Diên, Nguyễn Thị Mai, Thanh Loan, Thanh Lập, Liên Hương, Bích Thọ, Võ Văn Dinh, Mỹ Nhung, Hoàng Oanh, Nguyễn Minh Hiển, Mai Hương, Tuyết Nga, Bích Ngọc, Lê Quốc Tấn, Nguyễn Ðình Sơn, Bích Huyền, Nguyễn Văn Thịnh, Cindy Nguyệt và ban nhạc The Chao gồm có các anh Trì Ngọc Bình, Lê Huy, cựu sinh viên LK và thân hữu đảm trách.
Ðể chấm dứt phần văn nghệ trình diễn, toàn thể các thành viên của BTC đã hợp ca hùng hồn qua bài “ Nhà Viêt Nam “ của nhạc sĩ Thẩm Oánh.
Dịp nầy, trên 300 cuốn đặc san Luật Khoa 2011 đã được phân phối đến tận tay quan khách. Nội dung đặc san gồm có nhiều hình ảnh, tài liệu về các trường Luật Sàigòn, Huế, Cần Thơ, về các giáo sư, thẩm phán, luật sư, sinh viên cùng các chứng chỉ, thẻ sinh viên và các bài tham luận, tùy bút, truyện ngắn, thơ v.v.
Các anh chị cựu sinh viên Luật Khoa VN muốn có đặc san Luật Khoa xin liên lạc với anh Nguyễn Vạn Bình (cựu SVLK- Sàigòn 67-71).
để biết thêm những tin tức sinh hoạt của Hội Ngộ Mùa Thu của các cựu sinh viên Luật Khoa Sàigòn - Huế- Cần Thơ.
Dạ Tiệc Hội Ngộ nhằm tạo dịp cho các giáo sư và các bạn đồng môn Luật gặp gở, không có mục đích lập hội đã được kết thúc vào 10:30 giờ tối cùng ngày qua phần dạ vũ../.
Chào các anh chị, Tối nay tôi và gia đình lúc dùng cơm tối có xem 1 phóng sự của Đài Truyền Hình SBTN về buổi Hội Ngộ của ACE cựu SVLK tại San Jose. Chúc Mừng – Chúc Mừng.Tôi lấy làm tiếc không tham dự được kỳ này vì lý do gia đình: sức khỏe của bà cụ tôi không khả quan cho lắm.Hy vọng Tết này hoặc sang năm có dịp sẽ gặp lại các anh chị và bạn bè ở San Jose .Thân
Vũ Hữu Trường
(619) 282-9993
Hello anh Bình, anh Tuấn,Xin các anh vài cuốn Đặc San cho bạn bè Luật ở San DiegoCám ơn rất nhiềuXin gửi về địa chỉ:
TIENG VIET SAN DIEGO NEWS4207 Fairmount AveSan Diego, CA 92105
----- Forwarded Message ----- From: Thomas Nguyen <thomasnho37@yahoo.com> To: "dacsanydan@yahoo.com" Sent:Sunday, October 9, 2011 1:32 PM Subject: Hoi ngo mua thu 2011
Em Phuong Lieu than men
Co va ong xa rat han hanh duoc tham du buoi Da tiec Hoi ngo mua thu cua cac cuu sinh vien Luat khoa Saigon,Hue va Can tho.
Sau day co xin co vai y kien ve buoi Da tiec. Buoi Da tiec rat thanh cong. Cac cuu sinh vien Luat khoa tu cac tieu bang va thanh pho xa xoi cung den tham du.
Thuc an rat ngon. Trang hoang phong Da tiec rat dep. Ban nhac rat hay, tuy nhien luc dau danh nhac to qua.Ve sau thi vua.
Cac ca si cay nha la vuon hat rat hay,tuy nhien cung co vai ca si hat hoi kem.
Ai cung thich ky niem.Neu co lam mot DVD cho buoi Da tiec thi co nghi ai cung muon mua ve de xem va de nho lai mot thoi hoa nien tho mong
duoi mai truong Luat.
Co rat vui duoc gap lai cac sinh vien Luat khoa Can Tho va chup hinh voi cac em.
Cám ơn các anh chị đã tổ chức Ngày Hội Ngộ chu đáo và đặc biệt cám ơn chị Huệ Anh đặc trách mỹ thuật đã chọn hình ảnh của chúng tôi lên trang bìa.
Xin gửi đến anh chị vài tấm hình lưu niệm với cô Quách Thị Nho.
Thân Ái!
----- Forwarded Message ----- From: "francis1199@juno.com" To: hoingoluatkhoa@yahoo.com Cc: francis1199@juno.com Sent:Monday, October 10, 2011 7:32 PM Subject: Hoi Ngo Luat Khoa
Thua anh Nguyen Van Binh,
Rat vui duoc doc bai tuong thuat va hinh anh Hoi Ngo LK tai San Jose moi day. Xin co loi kham phuc su co gang cua anh va cac anh chi em LK/SJ.
Neu khong co gi tro ngai, xin anh goi cho cuon dac san hoi ngo moi roi de ky niem.
Toi co dip gap anh trong lan sang du hoi ngo LK Houston nam ngoai, co le anh khong nho, vi khong co nhieu gio noi chuyen voi nhau.
Chuc vui manh. Nguyen Tran Quy713-515-2124
----- Forwarded Message ----- From: GIANGTRAN To: Binh Nguyen Sent: Monday, October 10, 2011 9:24 PM Subject: Re: Fw: Hội Ngộ Mùa Thu 2011 cựu sinh viên Luật khoa Sài Gòn-Huế-Cần Thơ
Anh Bình kinh men,
Rat cam on anh da goi? cho tin tuc va hinh anh buoi HOI NGO MUA THU LK SJ.
Hinh anh rat dep, dong vui. Chu'ng to? buoi Hoi ngo rat thanh cong.
Xin kinh chuc qui Anh Chi luon manh khoe va an vui.
Than kinh',
Tran Thanh Giang.
************************************************
From: LS Anh To:A.LS. VD VÂN ; Em Hưng ; TP.NA Hoàng ; Z. .HV Yên ; Z. NV Lê ; Z. TP Thành ; Z.. LS Cao ; Z.. LV Giao ; Z.. TS Lợi ; Z..LS Khoa ; dacsanydan@att.net Sent:Mon, October 10, 2011 3:52:08 PM Subject: Fw: Hình Hội Ngộ Mùa Thu Luật Khoa 8 Oct 2011
Xin gửi các bạn coi vài tấm hình Đại Hội Luật Khoa ở San Jose ngày 8 tháng 10 vừa qua do Nguyễn vạn Bình tổ chức , trong hình có bạn Võ gia Minh , Vũ văn Chiến và vợ chồng Nguyễn đình Sơn lên hát giúp vui .
Buổi tịêc khoảng 300 người , rất vui , được gặp gỡ lại bạn bè sau 36 năm xa cách, quy tụ 3 Đại học Luật Sài Gòn , Huế , Cần Thơ.
From: LS Anh <lsanh368@yahoo.com> To: Van Binh Nguyen Sent:Wed, October 12, 2011 12:12:43 AM Subject: Re: Fw: Hình Hội Ngộ Mùa Thu Luật Khoa 8 Oct 2011
Buổi hội ngộ vừa rồi coi như thành công tốt đẹp, nhạc hay , thức ăn ngon , nhưng chỗ ngồi vẫn còn chật , đi lại gặp gỡ bạn bè khó khăn .
Tôi đề nghị bạn nên cố gắng duy trì mỗi năm đều tổ chức như vậy cho anh em gặp nhau vui tuổi già .
* Về thời gian : nên tổ chức vào buổi trưa ,để người ở xa có thể tham dự và đi về trong ngày .
* Về đia điểm : nên ở vùng San Jose vì đa số bạn bè đến họp dễ hơn .Tôi thấy có nhiều hội đoàn tổ chức ở nhà hàng Phú Lâm đãsữa chữa lại ,trông sang trọng ,rông rãi và ăn cũng ngon .
* Về bằng hữu : tôi thấy bạn lấy toàn bộ danh sách ghi tên người tham dự ngay tại bàn ghi danh ( đã có vé và mới mua vé ) và đọc tên lên cho mọi người nghe , không cần người đó đứng lên chào , việc này chỉ mất khoảng 7 phút là nhiều ,giúp người nghe biết được có bạn đồng môn đi dự để tìm gặp nhau .
AP
Rat cam on anh da co nha y tang DSLK, nhung cho den nay anh Dinh van chua dua den!
Hy vong cuoi tuan, anh Dinh se trao den toi
Hom qua toi co vao website luatkhoasanjose va da xem duoc nhieu hinh anh rat dep.
Cac anh to chuc rat thanh cong!!
Than tinh
NV Dinh
Anh Thiện Ý Nguyễn văn Thắng – CSV LK Sàigòn – NK 67-71
From: Thang Nguyen
Sent: Tue, October 11, 2011 6:39:58 AM
Subject: Re: Fw: Hội Ngộ Mùa Thu 2011 cựu sinh viên Luật khoa Sài Gòn-Huế-Cần Thơ
Cam on hai Ban Bình & Lieu da gui tuong thuat va hinh anh Hoi Ngo Mua Thu Luat khoa Huế-Saigon- Cân Thơ 2011. Doc tuong thuat co thac mac khong thay cac nhan vat cua Hoi Luat Gia, ma chi thay cac dai dien cua Hoi Ai Huu Luat Khoa. Co thieu sot ahy khong tham dư?
Neu duoc xin ban gui cho mot thung Dac san de phan phat cho anh em, se gui lai cuoc phi. OK?
From: Tran Minh Loi
Sent: Wed, October 12, 2011 7:38:46 PM
Subject: Re:Goi Dac san
Binh oi,
Thanh cong va chuc mung nhu y ha?
Neu tien dem cho it dac san (co the gui noi toa bao nhu nam roi)nghe,.
Than men,
Tran minh Loi
Subject: RE: Hội Ngộ Mùa Thu Luật Khoa
A/C Binh & Chị Hue Anh,
Hom nay Loc da nhan duoc Dac San Luat Khoa 2011.
Cam on Quy Vi va Ban To Chuc da thuc hien Dac San va to chuc nhung cuoc hoi ngo voi Thay Co va dong mon.
Tai Melb. va Uc Chau khong co sinh hoat cac truong Luat nhu o Cali .
Chuc Quy va Ban To Chuc suc khoe.
Bao trong.
Lam Huu Loc
Subject: RE: Hội Ngộ Mùa Thu Luật Khoa
Hi Huệ Anh, Cám ơn bạn đã gởi link cho tụi nầy vào xem hình ảnh của đêm Dạ Tiệc HỘi NGỘ MÙA THU 2011.
Trang web có màu sắc rất trang nhã, và bài vở, hình ảnh rất phong phú. Ban Tổ Chức của bạn đã thành công rồi đó. Chúc Hội Ngộ Mùa Thu càng ngày càng có nhiều cựu SV Luật Khoa tham dự.
Đại diện nhóm bạn tỉnh Miền Tây Cần Thơ - Trần Tú Anh
We love you all, forever.